Ngành dầu khí trong tầm nhìn mới về chiến lược biển

Wednesday, 05/12/2018

Kỹ sư vận hành khai thác dầu khí tại Giàn công nghệ Trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ.

Dầu khí là ngành kinh tế đặc biệt, có vai trò thúc đẩy phát triển nền kinh tế cũng như bảo vệ an ninh, quốc phòng, nhất là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng trong chiến lược biển và bảo vệ chủ quyền đất nước.

Tuy nhiên, tỷ trọng của ngành dầu khí vào nền kinh tế những năm gần đây có xu hướng giảm, đòi hỏi Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện để ngành dầu khí phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới. Khẳng định vị thế

Theo Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San, kể từ tấn dầu thô đầu tiên được khai thác vào tháng 6-1986 đến nay, dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí đã trở thành ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, tạo tiền đề phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác. Sự phát triển của ngành dầu khí còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược biển cũng như bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển Việt Nam. Ngành dầu khí cũng được đánh giá là đơn vị đi đầu trong cách mạng 4.0, ứng dụng khoa học - công nghệ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Với sự nỗ lực của mình, ngành dầu khí nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, như nộp ngân sách hằng năm chiếm tỷ trọng từ 9 đến 11% tổng thu ngân sách và chiếm từ 16,5 đến 17% tổng thu ngân sách Trung ương; đóng góp cho GDP cả nước trung bình hằng năm từ 10 đến 13%...

Nhìn nhận dưới sự tác động gián tiếp của ngành dầu khí, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng Bùi Thanh Tùng nhấn mạnh, ngành dầu khí đã cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cho hàng nghìn doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Trong đó, những DN có thị trường trong nước và xuất khẩu đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách thành phố. Trong 80 nghìn tỷ đồng dự kiến thu trong năm 2018 của Hải Phòng, có 55 nghìn tỷ đồng từ các hoạt động xuất, nhập khẩu, trong đó hơn 24,5 nghìn tỷ đồng thu từ nội địa. Đóng góp của DN sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu của ngành dầu khí để sản xuất sản phẩm phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu rất lớn, thể hiện sự gắn kết của Hải Phòng với ngành dầu khí, mặc dù Hải Phòng không phải cơ sở của ngành dầu khí.

Những năm gần đây, quy mô nhập khẩu cũng như trung chuyển các mặt hàng xăng dầu, sản phẩm khí hóa lỏng, sản phẩm công nghiệp lọc hóa dầu từ các nước vào Việt Nam, cũng như từ các tỉnh phía nam ra khu vực phía bắc qua Hải Phòng là rất lớn. Điều đó cho thấy, hoạt động của các DN không chỉ mang lại lợi nhuận cho DN, cho ngành dầu khí mà còn đem lại số thu ngân sách đáng kể cho Hải Phòng. Với tiềm năng và trữ lượng dầu khí ở Bắc Bộ rất lớn, trong đó có những khu vực phát hiện dầu khí chỉ cách Hải Phòng 70 km, hy vọng trong tương lai, sẽ tổ chức thăm dò, khai thác dầu, khí đốt ở vịnh Bắc Bộ. Khi đó, Hải Phòng sẽ trở thành một trong những căn cứ, đối tác của dầu khí Việt Nam và cùng ngành dầu khí đóng góp đáng kể vào thu ngân sách. Tạo cơ chế phát triển ngành dầu khí

Tại Hội nghị lần thứ tám vừa qua, Ban Chấp hành T.Ư khóa XII đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa X) về Chiến lược biển đến năm 2020, xác định khai thác, chế biến dầu khí là một trong năm lĩnh vực ưu tiên phát triển. Ngày 22-10-2018, Ban Chấp hành T.Ư đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo tinh thần Nghị quyết, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác xếp thứ ba trong thứ tự ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển. Trong đó, nêu rõ: Nâng cao năng lực của ngành dầu khí và các ngành tài nguyên, khoáng sản biển khác; từng bước làm chủ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong thời kỳ mới,…

Tuy nhiên, để ngành dầu khí thật sự phát triển bền vững trong thời gian tới là điều không dễ dàng. Luật Dầu khí được sửa đổi, bổ sung lần cuối vào năm 2008, qua 10 năm, đến nay ngành đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ, kể cả trong nước lẫn quốc tế. Ngành dầu khí đã phát triển khá hoàn chỉnh, toàn diện và thực hiện đầu tư kinh doanh theo chuỗi giá trị, bao gồm thượng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn. Trong khi đó, Luật Dầu khí năm 1993 tuy được bổ sung, sửa đổi hai lần nhưng chỉ quy định ở khâu thượng nguồn, tức là chỉ giới hạn hoạt động dầu khí ở lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, còn các khâu khác là hầu như không đề cập trong luật.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành cho rằng: Bối cảnh khung pháp lý đặt ra cho ngành dầu khí hiện nay khác trước rất nhiều, đầu tiên là trữ lượng khai thác. Hiện nay, ngay cả những dự án lọc hóa dầu mới cũng đang phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài cho nên hành lang pháp lý cho dầu khí phải thay đổi. Về phát triển khoa học - công nghệ, nhất là cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi nguồn vốn lớn và chất lượng nguồn nhân lực cao nhằm đáp ứng quá trình vận hành sản xuất, mở rộng các hoạt động dịch vụ dầu khí chứ không đơn thuần là khai thác dầu khí, do đó cần nghiên cứu các vấn đề tác động và phải được cụ thể hóa trong Luật Dầu khí sửa đổi sắp tới. Tiếp đến, cần phải có một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với ngành dầu khí như chế độ lương, phụ cấp và các chế độ phúc lợi khác theo đúng tính chất, yêu cầu công việc, giữa môi trường làm việc trên bờ với làm việc trên biển một cách riêng biệt, rõ ràng… để người lao động ngành dầu khí yên tâm công tác và cống hiến cho xã hội.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Mai Sỹ Diến khẳng định, những quy định trong luật, nghị định đã ban hành không còn phù hợp thì phải điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành dầu khí. Chẳng hạn, vấn đề thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Luật Dầu khí trước đây đã đặt ra vấn đề này, nhưng trong bối cảnh mới, đặt trong bối cảnh an ninh biển thì luật phải điều chỉnh phù hợp để đáp ứng yêu cầu phát triển của chiến lược biển…

 

Bài và ảnh: Quỳnh Chi

Kỹ sư vận hành khai thác dầu khí tại Giàn công nghệ Trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ.

Dầu khí là ngành kinh tế đặc biệt, có vai trò thúc đẩy phát triển nền kinh tế cũng như bảo vệ an ninh, quốc phòng, nhất là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng trong chiến lược biển và bảo vệ chủ quyền đất nước.

Tuy nhiên, tỷ trọng của ngành dầu khí vào nền kinh tế những năm gần đây có xu hướng giảm, đòi hỏi Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện để ngành dầu khí phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới. Khẳng định vị thế

Theo Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San, kể từ tấn dầu thô đầu tiên được khai thác vào tháng 6-1986 đến nay, dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí đã trở thành ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, tạo tiền đề phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác. Sự phát triển của ngành dầu khí còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược biển cũng như bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển Việt Nam. Ngành dầu khí cũng được đánh giá là đơn vị đi đầu trong cách mạng 4.0, ứng dụng khoa học - công nghệ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Với sự nỗ lực của mình, ngành dầu khí nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, như nộp ngân sách hằng năm chiếm tỷ trọng từ 9 đến 11% tổng thu ngân sách và chiếm từ 16,5 đến 17% tổng thu ngân sách Trung ương; đóng góp cho GDP cả nước trung bình hằng năm từ 10 đến 13%...

Nhìn nhận dưới sự tác động gián tiếp của ngành dầu khí, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng Bùi Thanh Tùng nhấn mạnh, ngành dầu khí đã cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cho hàng nghìn doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Trong đó, những DN có thị trường trong nước và xuất khẩu đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách thành phố. Trong 80 nghìn tỷ đồng dự kiến thu trong năm 2018 của Hải Phòng, có 55 nghìn tỷ đồng từ các hoạt động xuất, nhập khẩu, trong đó hơn 24,5 nghìn tỷ đồng thu từ nội địa. Đóng góp của DN sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu của ngành dầu khí để sản xuất sản phẩm phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu rất lớn, thể hiện sự gắn kết của Hải Phòng với ngành dầu khí, mặc dù Hải Phòng không phải cơ sở của ngành dầu khí.

Những năm gần đây, quy mô nhập khẩu cũng như trung chuyển các mặt hàng xăng dầu, sản phẩm khí hóa lỏng, sản phẩm công nghiệp lọc hóa dầu từ các nước vào Việt Nam, cũng như từ các tỉnh phía nam ra khu vực phía bắc qua Hải Phòng là rất lớn. Điều đó cho thấy, hoạt động của các DN không chỉ mang lại lợi nhuận cho DN, cho ngành dầu khí mà còn đem lại số thu ngân sách đáng kể cho Hải Phòng. Với tiềm năng và trữ lượng dầu khí ở Bắc Bộ rất lớn, trong đó có những khu vực phát hiện dầu khí chỉ cách Hải Phòng 70 km, hy vọng trong tương lai, sẽ tổ chức thăm dò, khai thác dầu, khí đốt ở vịnh Bắc Bộ. Khi đó, Hải Phòng sẽ trở thành một trong những căn cứ, đối tác của dầu khí Việt Nam và cùng ngành dầu khí đóng góp đáng kể vào thu ngân sách. Tạo cơ chế phát triển ngành dầu khí

Tại Hội nghị lần thứ tám vừa qua, Ban Chấp hành T.Ư khóa XII đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa X) về Chiến lược biển đến năm 2020, xác định khai thác, chế biến dầu khí là một trong năm lĩnh vực ưu tiên phát triển. Ngày 22-10-2018, Ban Chấp hành T.Ư đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo tinh thần Nghị quyết, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác xếp thứ ba trong thứ tự ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển. Trong đó, nêu rõ: Nâng cao năng lực của ngành dầu khí và các ngành tài nguyên, khoáng sản biển khác; từng bước làm chủ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong thời kỳ mới,…

Tuy nhiên, để ngành dầu khí thật sự phát triển bền vững trong thời gian tới là điều không dễ dàng. Luật Dầu khí được sửa đổi, bổ sung lần cuối vào năm 2008, qua 10 năm, đến nay ngành đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ, kể cả trong nước lẫn quốc tế. Ngành dầu khí đã phát triển khá hoàn chỉnh, toàn diện và thực hiện đầu tư kinh doanh theo chuỗi giá trị, bao gồm thượng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn. Trong khi đó, Luật Dầu khí năm 1993 tuy được bổ sung, sửa đổi hai lần nhưng chỉ quy định ở khâu thượng nguồn, tức là chỉ giới hạn hoạt động dầu khí ở lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, còn các khâu khác là hầu như không đề cập trong luật.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành cho rằng: Bối cảnh khung pháp lý đặt ra cho ngành dầu khí hiện nay khác trước rất nhiều, đầu tiên là trữ lượng khai thác. Hiện nay, ngay cả những dự án lọc hóa dầu mới cũng đang phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài cho nên hành lang pháp lý cho dầu khí phải thay đổi. Về phát triển khoa học - công nghệ, nhất là cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi nguồn vốn lớn và chất lượng nguồn nhân lực cao nhằm đáp ứng quá trình vận hành sản xuất, mở rộng các hoạt động dịch vụ dầu khí chứ không đơn thuần là khai thác dầu khí, do đó cần nghiên cứu các vấn đề tác động và phải được cụ thể hóa trong Luật Dầu khí sửa đổi sắp tới. Tiếp đến, cần phải có một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với ngành dầu khí như chế độ lương, phụ cấp và các chế độ phúc lợi khác theo đúng tính chất, yêu cầu công việc, giữa môi trường làm việc trên bờ với làm việc trên biển một cách riêng biệt, rõ ràng… để người lao động ngành dầu khí yên tâm công tác và cống hiến cho xã hội.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Mai Sỹ Diến khẳng định, những quy định trong luật, nghị định đã ban hành không còn phù hợp thì phải điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành dầu khí. Chẳng hạn, vấn đề thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Luật Dầu khí trước đây đã đặt ra vấn đề này, nhưng trong bối cảnh mới, đặt trong bối cảnh an ninh biển thì luật phải điều chỉnh phù hợp để đáp ứng yêu cầu phát triển của chiến lược biển…

 

Quỳnh Chi (Báo Nhân Dân)

 

TAG:

Reviews
:
18001512