Việt Nam nhập khẩu 55% khí hóa lỏng LPG đáp ứng cho tiêu dùng trong nước

Thứ sáu, 09/11/2018, 14:41 GMT+7
Sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng hơn 750.000 tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu LPG, do đó, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn LPG để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước.
 
do nguồn cung trong nước còn hạn chế, phụ thuộc 55% vào nhập khẩu, nên cơ chế điều chỉnh giá gas trong nước phụ thuộc chủ yếu vào biến động giá thế giới

Do nguồn cung trong nước còn hạn chế, phụ thuộc 55% vào nhập khẩu, nên cơ chế điều chỉnh giá gas trong nước phụ thuộc chủ yếu vào biến động giá thế giới.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội thảo: Thách thức và triển vọng thị trường gas do Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tổng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức sáng 14/11 đề cập đến nhiều vấn đề của lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khí tại Việt Nam.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công thương về tình hình ngành công nghiệp khai khoáng trong nửa đầu năm 2018, khai thác khí đốt thiên nhiên ước đạt 5,3 tỷ m3, tăng 1% ; khí hóa lỏng ước đạt 437,6 nghìn tấn, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Ông Đỗ Trọng Hiếu, Phó trưởng phòng Phân phối hàng hóa và Dịch vụ thương mại, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, thị trường khí hóa lỏng (LPG) nước ta liên tục tăng trưởng trên 12% trong 5 năm trở lại đây, với 2 trụ cột tiêu thụ chính, gồm: cơ sở công nghiệp và giao thông vận tải chiếm 35% và 65% là các cơ sở thương mại, dịch vụ, hộ tiêu thụ dân dụng.

Trong khi đó, sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng khoảng 750.000 tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu LPG của Việt Nam.

Để đảm bảo nguồn cung, 55% nhu cầu LPG còn lại được nhập khẩu từ thị trường các nước như: Trung Quốc, Quata, ARập, và Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất. …

Số liệu tử Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Bộ Công thương, từ đầu năm đến hết tháng 8/2018, cả nước đã nhập khẩu 980,8 nghìn tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá 567 triệu USD, tăng 3,8% về lượng và tăng 24,1% trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc là nguồn cung chính khí hóa lỏng trong 8 tháng đầu năm 2018, chiếm 36,4% tổng lượng khí nhập của cả nước với 357,9 nghìn tấn, trị giá 212 triệu USD, giảm 3,13% về lượng nhưng tăng 13,42% trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập bình quân là 592,39 USD/tấn, tăng 17,09%.

Đáng chú ý, thị trường cung cấp khí đốt cho Việt Nam trong tháng 8 có thêm thị trường Qatar đạt 46,7 nghìn tấn, trị giá 27,5 triệu USD

Theo ông Hiếu, do nguồn cung trong nước còn hạn chế, phụ thuộc 55% vào nhập khẩu, nên cơ chế điều chỉnh giá gas trong nước phụ thuộc chủ yếu vào biến động giá thế giới, chi phí kinh doanh LPG, bán hàng còn cao, hệ thống phân phối nhỏ lẻ, thiếu gắn kết, cùng với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh (chiếm dụng chai, chiết nạp gas lậu…).

Dẫn chứng cho tình trạng chi phí kinh doanh LPC cao, ông Hiếu cho biết, giá một bình gas đến tay người tiêu dùng khoảng 330.000 đồng, thì chi phí bán hàng đã lên tới 20-25%.

Nhu cầu tiêu dùng LPG ngày càng lớn, trong khi nguồn cung tại chỗ chưa theo kịp, nhập khẩu LPG tiếp tục là giải pháp để bù đắp lượng thiếu hụt trong những nâm tới.

Bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương cho rằng, theo Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035,  giai đoạn sau 2020, nguồn khí trong nước không đáp ứng nhu cầu, nên tiếp tục nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)  để bù đắp lượng thiếu hụt và cho sản xuất điện theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh và xu hướng giá khí cao sẽ là thách thức cho việc phát triển đồng bộ hạ tầng khí cho thu gom các nguồn khí.

Mục tiêu nhập khẩu, phân phối LNG từ 2021 – 2025 khoảng 1 - 4 tỷ m3/năm; Từ 2026 – 2035, khoảng 6 - 10 tỷ m3/năm.

Thế Hải (baodautu.vn)

TAG: