Bộ Công Thương đặt tham vọng thay điện than bằng điện khí hóa lỏng

Thứ sáu, 23/11/2018

Theo bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương), hiện Bộ này đã tính toán để đưa quy hoạch nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) thay thế các dự án nhiệt điện chạy than (dự án trong Tổng sơ đồ phát điện VII) trong tương lai gần.


Bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) cho biết, hiện Bộ này đã tính toán để đưa quy hoạch nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) thay thế các dự án nhiệt điện chạy than (dự án trong Tổng sơ đồ phát điện VII) trong tương lai gần.

Bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) cho biết, hiện Bộ này đã tính toán để đưa quy hoạch nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) thay thế các dự án nhiệt điện chạy than (dự án trong Tổng sơ đồ phát điện VII) trong tương lai gần.

Hiện LNG của Việt Nam trong nước đáp ứng 45%, còn 55% phải nhập khẩu, trong khi lượng khí này đã và đang được tận dụng và sử dụng hết, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu ngày càng nhiều loại khí này để phục vụ cho các cụm công nghiệp nặng: khí, điện, đạm.

Bà Quỳnh cho hay, sắp tới chúng ta sắp nhập LNG từ Malaysia về Việt Nam có thể trộn chung với đường ống khí cung cấp cho điện, đạm ở Cà Mau, chắc chắn mức giá có thể tăng do chi phí phát sinh.

Theo đại diện Bộ Công Thương, trở ngại lớn nhất của Việt Nam hiện không phải là vấn đề cơ sở vật chất khó khăn mà là vốn.

"Chúng ta có hệ thống kho LNG rất tốt ở Cảng Thị Vải, quy mô chứa 3 triệu tấn là có thể đáp ứng được. Nhu cầu ở đây rất lớn nên cần thêm kho chứa trong thời gian sắp tới", bà Quỳnh nói.

Theo Bộ Công Thương, trước đây trong chiến lược khai thác và sử dụng khí thiên nhiên, Đông Nam Bộ có thêm 1 kho chứa LNG dự kiến ở Tiền Giang, nhưng sông Xoài Rạp hạn chế về luồng lạch nên có thể vị trí này sẽ được chuyển sang chỗ khác. Hiện các cơ chức năng của Việt Nam cùng Ngân hàng Thế giới (WB) nghiên cứu xây dựng các cảng LNG ở Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), gần Cà Ná (Ninh Thuận - Bình Thuận) hay Bạc Liêu.

"Cái khó khăn chính vẫn là cụm khí điện đạm hiện nay khó cạnh tranh về giá bán điện so với điện than, thủy điện nên cần xem xét thời gian tới ưu tiên làm ở đâu trước. Tuy nhiên, khi nhu cầu điện của chúng ta cần thì phải huy động đầu tư tư nhân vào LNG phát điện", bà Quỳnh nói.

Đại diện của Bộ Công Thương tính toán: "Chi phí đầu tư cao nhưng chắc chắn sẽ không có ưu tiên riêng về mức giá, mức giá bán cần phải nằm trong mức giá của Nhà nước và bên điện lực chấp nhận được, nếu cao quá họ cũng không mua và doanh nghiệp cũng không thể bán được".

Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, lợi thế của Việt Nam hiện nay là có nguồn khí nhập về thuận lợi, trong đó đặc biệt là LNG từ Mỹ khá là rẻ để vận chuyển về Việt Nam. Đồng thời, nguồn vốn đầu tư cho LNG phát điện hiện nay khá nhiều.

"Tất cả các cuộc họp năng lượng đều nói về LNG và các nhà đầu tư đến với Việt Nam đều quan tâm đến LNG" bà Quỳnh cho hay.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã hợp tác và đặt kế hoạch xây dựng nhà máy phát điện khí LNG tại Việt Nam, họ đặt quan hệ với PV Gas; bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Mỹ đã có ý định đầu tư ở Cà Ná vì xu hướng đầu tư điện bằng LNG đang rất nóng trên thế giới.

Hiện đường đi của LNG về Việt Nam thuận lợi bởi nước ta có hệ thống cảng phù hợp để nhập LNG và nằm gần Singapore, hệ thống cảng lớn có nguồn nhập LNG lớn từ Úc, Trung Đông về Việt Nam.

Nguyễn Tuyền (dantri.com.vn)

TAG:

Ý kiến bạn đọc
Tổng Đài
Tổng Đài:
18001512